Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

5 trò chơi giúp trẻ phát triển vận động và chiều cao tối ưu

Bên cạnh một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất để giúp trẻ phát triển, thì việc tập cho trẻ thói quen rèn luyện thể lực từ sớm rất có ích cho sự phát triển vận động và chiều cao của trẻ sau này.
Bởi thông qua các hoạt động vui chơi vận động, trẻ được thúc đẩy tăng trưởng và phát triển lành mạnh, tạo ra sự cân bằng thể chất, sức khỏe, đồng thời phát triển các kỹ năng giao tiếp, khéo léo xử lý các tình huống thực tế, giúp thư giãn và tăng cường cơ hội để kết bạn, giao lưu.
5 trò chơi giúp trẻ phát triển vận động tối ưu
Giúp trẻ thư giãn và tăng khả năng kết bạn thông qua các trò chơi vận động tập thể

Bài viết xin giới thiệu tới các mẹ 6 trò chơi phổ biến và đơn nhất nhằm giúp trẻ phát triển vận động và chiều cao tối ưu:

1. Chơi cầu trượt

Thay đổi tăng tốc độ và độ cao làm cho trẻ cảm thấy mới mẻ, hứng thú, vui vẻ không mệt mỏi. Nhưng nếu trẻ sợ, thiếu cảm giác an toàn, bố mẹ có thể đỡ cánh tay giúp trẻ trượt an toàn, trẻ lớn sẽ tự mình leo lên và trượt xuống.

2. Chạy nhanh

Chạy nhanh là một hoạt động tốc độ giúp bộc phát sức lực, tuy nhiên muốn nhanh cũng phải chú ý sự an toàn. Phụ huynh chú ý quan sát phản ứng tránh chướng ngại vật khi chạy của trẻ, có thể áp dụng trò chơi “cướp kho báu” để nâng cao hứng thú tham gia của trẻ.

3. Chơi trốn tìm


Chơi trốn tìm giúp trẻ phát triển vận động tối ưu
Chơi trốn tìm giúp rèn luyện sự nhạy bén và phát triển tư duy  từ sớm
Chơi trò trốn tìm không chỉ giúp bé rèn luyện sự nhanh nhạy, mà còn giúp trẻ phát triển óc tư duy và sự phán đoán làm thế nào để trốn kỹ nhất, hoặc tìm ở đâu để có thể bắt được cha mẹ nhanh nhất. Các nhà tâm lý học còn cho rằng trò chơi trốn tìm còn có thể giúp giải toản cảm xúc lo lắng sợ hãi của trẻ.

4. Tìm kiếm đồ vật

Tìm kiếm đồ vật sẽ giúp trẻ nhanh nhạy và phát triển phản xạ của bé. Đồng thời cũng làm tăng khả năng phán đoán của trẻ.

Khi chơi cùng bé, bạn hãy đọc to tên đồ vật nào đó hiện có xung quanh như: bức ảnh, chiếc ô hay cái bút…, rồi khích lệ bé nhận diện nhanh, vận động nhanh nhất có thể và đưa đến cho bạn đồ vật bạn vừa nêu tên.

5. Tổ chức họp mặt thú cưng

Thay vì các gia đình tụ tập ăn uống, hãy tổ chức buổi họp mặt mà các gia đình đều mang theo thú cưng tới. Tương tác, chơi đùa với thú cưng có thể làm giảm huyết áp, nồng độ cholesterol, và cảm giác cô đơn. Mọi người, cả người lớn và trẻ nhỏ đều hưởng lợi từ các cuộc trò chuyện và vận động.
Rõ ràng, vui chơi rất quan trọng đối với trẻ. Nhưng điều cần quan tâm ở đây là bố mẹ nên biết cách tạo không gian và hướng dẫn cách tham gia các trò chơi cho bé.

Sau đây là một số điều mà các bậc phụ huynh cần lưu ý khi hướng dẫn các bé vui chơi:

- Đảm bảo an toàn: Nên tạo không gian vui chơi thoáng đãng cho bé, đặc biệt các trò chơi như bóng đá, ném lon.. thì nên hướng dẫn các bé ra công viên hoặc khoảng sân trống không có xe cộ đi lại nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc.

- Tạo tâm lý thoải mái cho bé: Nếu bé nhà bạn có làm bẩn quần áo hay có chút trầy xước thì các mẹ cũng không nên trách mắng hay cấm cản bởi một chút bẩn hay trầy xước sẽ giúp bé dạn dĩ, tự tin khám phá hơn.

- Hãy để bé tự do chọn trò chơi mà bé thích.

- Hãy tham gia vui chơi cùng bé nếu có thể. Điều này vừa giúp tăng sự gắn kết tình cảm giữa bố mẹ con cái mà còn giúp cho bố mẹ có thể dễ dàng định hướng cho con, phát hiện sớm khả năng của con mình.

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Tác hại khôn lường của việc tự ý tiêm hormone phát triển chiều cao cho bé

Xã hội ngày càng phát triển thì chiều cao và trí thông minh là hai vấn đề được các bậc bố mẹ đặc biệt quan tâm. Nhiều phụ huynh có con nhỏ mong muốn con mình sớm cao to và khỏe mạnh nên đã lựa chọn phương pháp tiêm hormone tăng trưởng cho con mau cao lớn.


Lạm dụng hormone phát triển chiều cao

Chị Minh làm quản lý một công ty mỹ phẩm có cậu con trai năm nay đã 10 tuổi, so với các bạn cùng lứa hay trong lớp học cậu thấp bé nhất. Chị Minh đã tìm hiểu về phương pháp tiêm hormone tăng trưởng để tăng chiều cao cho con. Mặc dù biết việc tiêm hormone tăng trưởng rất tốn kém và điều trị trong thời gian dài nhưng chị sẵn sàng chi vài trăm triệu đồng vì muốn con trai được cao lớn hơn nữa. Sau hai năm điều trị tại bệnh viên con trai chị đã cải thiện được chiều cao đáng kể.

Tiêm hormone phát triển chiều cao cho bé

Khác với chị Minh, chị Thu (Ba Đình- Hà Nội) cũng muốn cải thiện chiều cao cho cô con gái bằng cách này, nhưng phương pháp này khá tốn kém mà điều kiện kinh tế chị không thể đáp ứng đủ. Sau khi suy nghĩ, chị tự ý mua thuốc về và thuê người đến tiêm chứ không đưa con vào viện. Tuy nhiên sau thời gian tiêm thuốc không thấy chiều cao của con tăng lên mà cơ thể bé lại có biểu hiện đau nhức các xương khớp, đau đầu…

Chiều cao của con người phụ thuộc vào ba yếu tố chính: Gene di truyền, dinh dưỡng và nội tiết. Trong số này, chỉ có yếu tố gene là không thể thay đổi, còn dinh dưỡng và nội tiết đều có thể tác động được, nếu có bằng chứng rõ ràng về thiếu hụt hormone. Ngoài ra, thói quen vận động thường xuyên cũng giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu, cải thiện trí nhớ và tăng cường khả năng phản xạ, nhờ vậy, trẻ sẽ học tốt hơn và thông minh hơn.

Bác sĩ Nam cho biết thêm, khi xác định được nguyên nhân về chậm phát triển tăng trưởng chiều cao ở trẻ, thì lúc đó trẻ sẽ có chỉ định tiêm hormone tăng trưởng để phát triển chiều cao. Thời gian chích thuốc kéo dài 2-4 năm. Nếu đáp ứng thuốc tốt, trong năm đầu tiên trẻ có thể cao thêm 8-12cm. Năm thứ hai mức độ đáp ứng thuốc giảm còn 75% của 8-12cm. Năm thứ ba đáp ứng còn 50%, sau đó mức độ đáp ứng thuốc giảm dần nhưng vẫn tăng chiều cao nếu trẻ được chích kích thích tố đều.

Sử dụng hormone tăng trưởng là liệu pháp hiệu quả nhất hiện nay cho những trẻ em có chiều cao khiêm tốn do cơ thể thiếu hụt hormon này. Thông thường, việc điều trị tốt nhất là trong giai đoạn trẻ từ 3 -7 tuổi và cần được duy trì liều điều trị cho đến hết tuổi dậy thì.

Hormone tăng trưởng được chỉ định ưu tiên tuyệt đối cho các trường hợp chậm phát triển chiều cao, chậm phát triển trí tuệ, thiểu năng sinh dục kèm theo đó là béo phì; dưới 2 tuổi sẽ có biểu hiện biểu hiện mềm cơ, chân tay mềm nhũn, khó nuốt, khó thở, tiếng khóc bé; suy thận mãn, ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển chiều cao.

Trong trường hợp trẻ em dùng quá liều có thể sự phát triển quá nhanh, đầu xương đã đóng rồi, không phát triển chiều dài có thể dẫn tới to đầu chi, có thể làm tăng áp lực nội sọ. Nếu các cháu có u, bướu ở đâu đó trong cơ thể, hormone sẽ kích thích u lớn hơn nhanh. Vì vậy, một lần nữa bác sĩ Nam nhắc lại,  nếu muốn tăng trưởng chiều cao cho con theo phương pháp này, cha mẹ phải đưa con đến bệnh viện, tuyệt đối không được tự điều trị cho con dưới mọi hình thức.

Tăng cường vận động để giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu

Thông qua việc vận động thường xuyên, trẻ sẽ được thúc đẩy tăng trưởng và phát triển một cách tốt nhất, giúp tạo ra sự cân bằng thể chất và tinh thần cho trẻ, đồng thời phát triển các kỹ năng giao tiếp, khéo léo xử lý các tình huống thực tế, giúp thư giãn và tăng cường cơ hội để kết bạn, giao lưu.

Tăng cường vận động để giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu

Có những môn thể thao giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường chiều cao của trẻ như: bơi lội, bóng rổ, lên xà đơn,... Mẹ cũng có thể "đầu tư" hơn bằng cách cho con tham gia những bài tập luyện riêng dành cho cột sống với sự hướng dẫn của các chuyên gia.



Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Uống sữa nhiều có thật sự giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa?

Các bậc cha mẹ luôn quan tâm đến sự phát triển chiều cao của con, vì thế câu hỏi đặt ra là “Nên cho trẻ uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?” là tốt nhất cho trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu của những ông bố, bà mẹ đang nuôi con nhỏ (trên 1 tuổi) bằng sữa ngoài. Bởi việc lạm dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa quá nhiều dễ khiến trẻ bị béo phì, táo bón, và thậm chí là rối loạn đường ruột.

>> Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ sớm phát triển chiều cao
>> Điểm mặt những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao

Các chế phẩm từ sữa tuy được coi là thực phẩm rất tốt cho trẻ vì nó cung cấp protein, chất béo, canxi. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều sữa lại có thể tác động không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Uống sữa nhiều có giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa
Uống sữa quá nhiều dễ khiến trẻ mắc bệnh béo phì
Các nhà khoa học đã đưa ra những con số khuyến nghị dựa trên khả năng cung cấp dinh dưỡng của sữa bò nói chung chứ không căn cứ vào các chế phẩm cụ thể (thường được chế biến, bổ sung vi chất theo từng nhà sản xuất, từng nhãn hiệu sản phẩm).

Trẻ ở độ tuổi từ 1-3, trẻ mới biết đi nên uống không quá 680g sữa mỗi ngày. Lượng sữa được khuyến nghị cho trẻ mới biết đi là từ 450 đến 510g sữa mỗi ngày, một cốc sữa cho mỗi bữa ăn. Chúng ta phải quan niệm rằng, với trẻ trên một tuổi, sữa là một thức uống chứ không còn là một loại thực phẩm nữa.

Điều thú vị là không có số lượng sữa tối thiểu mà một bé phải uống. Tuy nhiên, trẻ cần được đảm bảo lượng tối thiểu canxi, vitamin D và chất béo lành mạnh cho mình. Sữa là một nguồn cung cấp rất dồi dào canxi và vitamin D. Nếu bé không uống nhiều sữa đủ để cung cấp lượng cần thiết canxi và vitamin D thì cần đảm bảo lượng cung cấp từ các nguồn khác.

Nhiều bậc cha mẹ sẽ rơi vào một thời kỳ khó khăn với việc cho đứa con một năm tuổi của mình uống sữa sau khi chuyển từ bú bình sang uống từng ngụm một ở cốc. Thêm một thực tế nữa là nhiều em bé đã được bú sữa mẹ thì sẽ không bao giờ thực sự yêu thích sữa bò.

Tuy nhiên, nếu bé không chịu uống sữa bằng cốc, bạn không nhất thiết phải quay lại với những chiếc bình. Trong độ tuổi từ 1-3, trẻ cần từ 500 -700(mg) canxi mỗi ngày. Trẻ có thể tiếp nhận đủ lượng canxi cho mình từ những thực phẩm sau đây:

190 g sữa chua tách béo: 415 mg
15 g pho mát: 310 mg
226 g sữa bò nguyên chất: 291mg
226 g bò sữa 2%: 287mg
170 g nước cam có bổ sung canxi: 200-260mg
Các chế phẩm từ sữa giúp trẻ phát triển chiều cao
Có thể sử dụng các chế phẩm từ sữa thay thế
Ngoài ra, các sản phẩm sau cũng có chứa lượng canxi đáng kể: sữa đậu nành, rau bina, cải xoăn, kem Vanilla, bông cải xanh(1 đài cung cấp 42 mg),…

Nếu bé của bạn ăn được 226 g sữa chua và một khẩu phần phô mai thì đã đáp ứng nhu cầu về canxi của trẻ rồi. Nếu bạn thấy rằng con mình thích ăn bông cải xanh, hãy nhớ rằng nên cho con bạn ăn 16 đài bông cải xanh mỗi ngày để đảm bảo nguồn dưỡng chất.

Nếu con bạn cũng uống rất nhiều nước trái cây/ngày thì trẻ đã có thể nhận được gần như tất cả lượng calo cần thiết từ việc uống sữa và ăn uống hàng ngày. Vì trong nước trái cây có rất nhiều protein, carbohydrate, vitamin, và khoáng chất còn đa dạng hơn hẳn sữa.

Một vấn đề khá nguy hiểm cho những trẻ uống quá nhiều sữa khi mới biết đi thường sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân là do sữa không có chứa nhiều thành phần sắt trong nó mà muốn nhận được sắt trong chế độ ăn uống, bé buộc phải kết thân với nhiều loại thực phẩm giàu sắt khác. Do đó, nếu trẻ bị thiếu sắt do uống quá nhiều sữa/ngày mà không được phát hiện kịp thời sẽ khiến trẻ bị thiếu sắt trầm trọn.

Mặt khác, nếu con của bạn không bị thiếu sắt (bác sĩ khoa nhi của bạn có thể làm một xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh thiếu máu), thì trong sữa có chứa rất nhiều canxi, giúp bé tăng trưởng tốt, nhưng nếu quá dư thừa, canxi sẽ lắng đọng và gây các bệnh lý về thận. Ngoài ra, trẻ có thể phải đối mặt với một loạt các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư...

(Tổng hợp)

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Điểm mặt những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao

Một đứa trẻ bình thường khi sinh ra sẽ phát triển chiều cao tối đa khi có một thể trạng khỏe mạnh, dinh dưỡng cân bằng, tích cực vận động một cách khoa học và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đều đặn (bỏ qua yếu tố di truyền). Như vậy, để trẻ cao lớn cần hội tụ đủ 3 yếu tố chính: Thể lực tốt, siêng vận động và dinh dưỡng hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu phân tích 5 lý do vì sao trẻ không thể tăng chiều cao dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu.


1. Bào thai chậm tăng trưởng trong tử cung
Vì sao trẻ chậm phát triển chiều cao

Theo một số chuyên gia Nhi khoa, có khoảng 10% trên tổng số trẻ được sinh ra sẽ không bắt kịp chiều cao bình thường lúc 2 tuổi. Khi gặp trường hợp này, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu con bạn sinh non, nhẹ cân và không đạt được chiều cao bình thường lúc 2 tuổi. Một số trẻ có thể cần phải điều trị để đạt được chiều cao bình thường.

2. Thiếu kẽm

Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao
Nhiều cuộc khảo sát cho thấy các bà mẹ bị thiếu kẽm trong thời kì mang thai sẽ có các biểu hiện nghén như buồn nôn, nôn, khó ngủ, chán ăn - và nhất là giảm ăn - nên dẫn đến thiếu cung cấp các chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển. Các thiếu hụt dinh dưỡng trong các giai đoạn phát triển trên sẽ gây ra tình trạng chậm tăng trưởng của bào thai và đứa trẻ sinh ra thường nhẹ cân, thiếu sữa mẹ và chậm phát triển chiều cao.

3. Bất thường nhiễm sắc thể

Hội chứng Turner, gặp ở trẻ nữ có bất thường nhiễm sắc thể (45XO), đôi khi trẻ có hình dáng bên ngoài bình thường nhưng chậm tăng trưởng về chiều cao. Khi trẻ lớn hơn sẽ có các vấn đề về hệ sinh dục như vô kinh, không dậy thì... Bạn nên đưa trẻ tới các bệnh viện chuyên khoa nội tiết tố để các bác sĩ chẩn đoán sớm bằng cách làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ cho trẻ, và đưa ra phát đồ điều trị thích hợp cho trẻ.

4. Rối loạn nội tiết

Thiếu nội tiết tố tăng trưởng: Khi cơ thể gặp vấn đề về sản xuất và phóng thích nội tiết tố tăng trưởng không đủ, dẫn đến một tình trạng gọi là thiếu nội tiết tố tăng trưởng.

Suy tuyến giáp: Khi cơ thể tiết không đủ nội tiết tố tuyến giáp, chậm tăng trưởng có thể xảy ra bởi vì những nội tiết tố này tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng và chuyển hóa.

5. Lười vận động
Lười vận động sẽ khiến trẻ chậm phát triển chiều cao

Thói quen lười vận động thể dục thể thao cũng là nguyên nhân khiến cho cơ xương của trẻ chậm phát triển. Trẻ dành nhiều thời gian để xem tivi, chơi game,... hơn là các hoạt động vui chơi vận động ngoài trời. Điều này không tốt cho sự phát triển thể lực của trẻ.

Theo ThS.BS Phạm Minh Triết (Trưởng khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM) cho biết để trẻ phát triển tốt, cha mẹ không nên cho trẻ xem tivi nhiều, với trẻ dưới 6 tuổi chỉ được xem 1 giờ/ngày và tối đa dưới 2 giờ/ngày, đặc biệt không cho trẻ dưới 2 tuổi xem tivi, dùng các thiết bị thông minh như máy tính bảng, điện thoại smartphone.


Tổng hợp

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

5 trò chơi vận động giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cân

Việc rèn luyện thể dục thể thao giúp các bé giữ được thể trạng tốt và khỏe mạnh. Bởi vì những bài tập vận động này sẽ giúp con bạn cảm thấy sảng khóai và ăn ngon miệng hơn. Thậm chí đối với các bé hiếu động, rèn luyện thể chất giúp bé tăng cân và phát triển chiều cao tối ưu.


Bố mẹ hoàn toàn có thể tự dạy con những kỹ năng vận động đơn giản tại nhà bằng các bài tập thú vị sau đây:

Chơi với bóng

Bạn hãy chuẩn bị sẵn loại bóng nhựa chất liệu nhẹ và khuyến khích con dùng bàn tay đập bóng lên cao, đập bóng vào tường, đập bóng xuống đất. Hãy đếm xem con có thể đập bao nhiêu lần trước khi bóng bị rơi. Bài tập này sẽ giúp trẻ học cách phối hợp tay và mắt rất tốt.
8 trò chơi vận động giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cân

Một nghiên cứu ở Australia mới đây cho thấy, việc thường xuyên tham gia tập luyện bóng đá có thể làm tăng mật độ xương, nâng khả năng cân bằng cơ thể và sức mạnh của cơ một cách rõ rệt, làm giảm nguy cơ gãy, nứt xương.

Ngoài lợi ích về rèn luyện thể chất, đá bóng giúp trẻ học được kỹ năng sống như sự phối hợp khi làm việc, tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội. Một lợi ích không ngờ tới của môn đá bóng là sẽ giúp trẻ có được kỹ năng nhanh nhẹn, chuẩn xác, phát triển tối đa khả năng vận động tinh của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

2. Chơi trò “bánh bích quy”

Đây là trò chơi “thử thách” trẻ giữ thăng bằng bằng mông của mình mà không cần dùng tay hay chân chống xuống đất. Hướng dẫn con ngồi duỗi thẳng tay chân ra phía trước rồi dần dần nâng cao chân lên. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hãy cùng con thực hiện động tác này và giữ thăng bằng trong khoảng 10 đến 30 giây. Đây là bài tập vận động rất tốt để phát triển cơ bụng cho trẻ.

3. Chơi trốn tìm

Trẻ nhỏ rất thích chơi trốn tìm cùng bố mẹ, hãy chơi đều đặn trò chơi này với con hàng ngày, có thể vào buổi tối trước khi đi ngủ để các bé có giây phút thư giãn vui vẻ và nhẹ nhàng, giúp có một giấc ngủ thật ngon.
8 trò chơi vận động giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cân2

4. Đi bộ

Cha mẹ nên khuyến khích và tạo điều kiện cho con đi bộ, leo cầu thang nhiều nhất có thể. Hãy bắt đầu với một cự ly ngắn, vừa phải với sức của con và tăng dần cự ly đó lên. Bài tập này rất có ích trong việc rèn luyện sức bền cho trẻ.

5. Chạy nhanh

Chạy nhanh là một hoạt động tốc độ giúp bộc phát sức lực, tuy nhiên muốn nhanh cũng phải chú ý sự an toàn. Phụ huynh chú ý quan sát phản ứng tránh chướng ngại vật khi chạy của trẻ, có thể áp dụng trò chơi “cướp kho báu” để nâng cao hứng thú tham gia của trẻ.

Một điều quan trọng lưu ý cha mẹ khi vận động cùng con là cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con khi tập luyện. Đó là mặc trang phục phù hợp, hiểu rõ về động tác mình thực hiện, không ép buộc con khi con chưa sẵn sàng thực hiện động tác, chọn nơi tập luyện an toàn cho con, cho con uống đủ nước khi bé vận động ra nhiều mồ hôi.

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Tập cho trẻ thói quen vận động theo cách phương Tây

Tập cho trẻ thói quen vận động thường xuyên sẽ giúp trẻ phát triển lành mạnh, tạo ra sự cân bằng thể chất, sức khỏe, đồng thời phát triển các kỹ năng giao tiếp, khéo léo xử lý các tình huống thực tế, giúp thư giãn và tăng cường cơ hội để kết bạn, giao lưu.

>> Những trò chơi vận động phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi
>> Một số bài tập vận động cơ bản giúp trẻ sớm biết đi
>> Sử dụng máy tính bảng từ sớm khiến trẻ lười vận động và suy giảm trí nhớ

Trẻ Tây từ khi mới sinh đã có thể được tập dạn nắng, dạn gió bằng cách đưa đến công viên bằng xe nôi, cho làm quen với những tiếng động của cuộc sống xung quanh. Phụ huynh có thể tham khảo thêm những cách trẻ phương Tây vận động dưới đây để giúp con mình hứng thú hơn với hoạt động thể thao:
Tập cho trẻ thói quen vận động theo cách phương Tây
Vận động từ sớm

Trong khi bố mẹ Việt thường giữ con ở nhà, ít nhất trong tháng đầu, thì trẻ Tây ngay từ khi mới sinh đã có thể được đưa đến công viên bằng xe nôi và cho đi vẩy nước ở hồ bơi khi mới tầm 10 ngày tuổi. Theo các chuyên gia giáo dục và bác sĩ, nếu ngay từ nhỏ, trẻ được tắm nắng và vận động nhiều vào buổi sáng (trưa) thì não bộ của được kích thích thông qua sự tiếp xúc của năm giác quan để qua đó giúp các nơron thần kinh phát triển tối ưu.

Ngoài ra, trẻ Tây cũng không cần chờ đến khi biết đi mới vận động thể thao với các trò đá bóng, chạy nhảy... mà ngay từ 9-12 tháng tuổi, bé đã được làm quen với quả bóng. Việc được phụ huynh hỗ trợ bế lên, đá chân vào quả bóng, nhún nhảy nhịp nhàng giúp bé tăng cường sức khỏe của đôi chân.

Gần gũi với thiên nhiên

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã được khuyến khích gần gũi với thiên nhiên,được dạy cách thích ứng với mọi thời tiết mưa gió, tuyết rơi trong những điều kiện an toàn. Các kỳ nghỉ cùng gia đình ở các môi trường thiên nhiên, những công viên, bãi biển… thường xuyên được các gia đình tổ chức. Thế giới quan của trẻ vì thế rất rộng lớn và phong phú.

Ngoài ra, trẻ còn được cho đi chợ với mẹ hàng ngày, đi du lịch và đi dạo với ông bà, bố mẹ, tập thể dục thể thao ở các công viên lớn, vườn hoa. Việc này giúp trẻ hiểu biết xung quanh, thiên nhiên, cây cối, các con vật, tận hưởng ánh nắng sớm để duy trì vitamin D và sức đề kháng. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa ngoài thiên nhiên, thực chất là khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình.

Vui chơi, vận động theo nhóm

Hầu hết bố mẹ phương Tây đều cho rằng cần tạo điều kiện để giúp trẻ tăng cao mức độ nhận biết, thiết lập tình bạn từ độ tuổi còn rất bé. Việc hoạt động thể thao cùng nhau như đá bóng, chạy nhảy, xúc cát... cũng như làm quen với môi trường mới lạ làm cho các bé rất hứng thú. Trẻ chơi với nhau thân thiện, vui vẻ cho dù trước đó chúng chưa hề gặp, không tiếng cãi nhau, không cảnh tranh giành đồ chơi, không có tiếng khóc gọi bố, mẹ… Nhờ đó, trẻ phương Tây có kỹ năng làm việc theo nhóm rất tốt.

Theo http://doisong.vnexpress.net/

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Làm gì khi trẻ lười vận động?

Vận động thể dục thể thao thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Trẻ thường xuyên vận động sẽ có một hệ cơ xương vững chắc, phát triển chiều cao tối ưu, đồng thời tăng sức dẻo dai và sức chịu đựng, tránh nguy cơ thừa cân, béo phì. Thế nhưng nhiều trẻ không phải là vận động viên bẩm sinh hoặc vì một lí do nào đó khiến chúng ghét việc phải vận động thể thao. Lúc này bố mẹ cần làm gì?

>> Vai trò của vận động thường xuyên đối với sự phát triển của não bộ
>> Tập cho trẻ thói quen vận động theo cách phương Tây
>> 5 trò chơi vận động đơn giản giúp trẻ ngày càng linh hoạt
Làm gì khi trẻ lười vận động?
Chơi thể thao thường xuyên giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu
Việc đầu tiên bố mẹ cần làm là không nên chê trách trẻ vì tội lười biếng, không nên ép buộc trẻ phải vận động hoặc tham gia các hoạt động thể thao vì như thế sẽ càng làm cho trẻ chán ghét hoặc sợ hãi hơn. Với những tác động tích cực mà thể thao đem lại như đã nói ở trên, bạn cũng hãy cố gắng tìm hiểu tại sao con mình lại tỏ ra không hứng thú như vậy để có thể giúp trẻ giải tỏa những nỗi lo thầm kín hoặc hướng trẻ tham gia các hoạt động thú vị khác.

Vì sao trẻ không cảm thấy thích thú với các trò chơi vận động?

Những đứa trẻ khác nhau có những mức độ phát triển không giống nhau. Những đứa trẻ to con hay thấp trẻ hơn nhiều – hoặc vụng về hay không khỏe mạnh như các bạn – có thể cảm thấy tự ti và lúng túng. Trẻ cũng có thể sợ bị thương, bị đau hoặc lo rằng mình không theo kịp các bạn.

Các môn thể thao vận động thường có tính cạnh tranh cao. Là một vận động viên bất đắc dĩ, trẻ càng cảm thấy lo lắng hơn mỗi khi huấn luyện viên quát tháo ra lệnh hoặc đồng đội quá xem trọng chuyện thắng thua.

Ngoài ra, cũng có thể trẻ vẫn chưa tìm thấy môn thể thao phù hợp. Có thể con bạn phối hợp tay và mắt không đủ khéo léo để chơi bóng chày nhưng trẻ lại có động lực và tầm vóc để trở thành một động viên bơi lội, một vận động viên điền kinh, hoặc một tay đua xe đạp giỏi cũng nên. Và bên cạnh đó, ý tưởng về một môn thể thao cá nhân cũng có thể hấp dẫn hơn với một số trẻ có khuynh hướng muốn chơi độc lập.

Sẽ có rất nhiều lý do khiến bạn không thể đòi hỏi con mình phải thích hay không thích việc vận động thể thao như những đứa trẻ khác cùng trang lứa. Vì vậy, hãy cho con những lời khuyên chân thành về sức mạnh, khả năng cũng như tính khí của trẻ và tìm một hoạt động thật phù hợp với trẻ nhé!

Bố mẹ cần làm gì để giúp trẻ yêu thích vận động hơn?

Bố mẹ hãy cùng tham gia vận động với trẻ, dù là ném bóng vào rổ, bắt bóng đến lấm lem bùn đất cùng nhau thì bạn cũng đang tạo cơ hội cho con mình phát triển các kỹ năng và tăng cường thể lực trong một môi trường an toàn – nơi mà trẻ có thể thử (và có thể thất bại) những điều mới lạ mà không cần e ngại bị bạn bè đánh giá. Cùng lúc đó, cả gia đình cũng có được một khoảng thời gian thật hữu ích và thú vị, giúp các thành viên trong nhà hiểu và yêu thương nhau hơn.

Cởi mở, thoải mái và ủng hộ với hứng thú của con đối với các môn thể thao hay các hoạt động khác. Việc này có thể sẽ khó khăn nếu bạn chỉ yêu bóng rổ và muốn con bạn tiếp tục truyền thống đó. Nhưng bằng cách khai thác thêm lựa chọn khác, bạn sẽ đem đến cho con mình cơ hội phát triển những gì chúng thật sự yêu thích. Dù là ở lựa chọn nào đi nữa, bố mẹ cũng nên theo dõi, hướng dẫn hoặc giúp trẻ tìm một môi trường rèn luyện thú vị, an toàn cùng với bạn bè và huấn luyện viên.


(Nguồn tham khảo: Webtretho.com)

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Một số bài tập vận động cơ bản giúp trẻ sớm biết đi

Khoảng 9 đến 11 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu tập những bước đi đầu tiên. Ban đầu, trẻ còn khá vụng về và thường bám chặt lấy bàn tay bạn, sau quen dần, trẻ sẽ đi vững hơn. Lúc này, bạn có thể rèn luyện sự dẻo dai của cơ đùi cho trẻ qua những bài tập vận động cơ bản sau đây thì trẻ sẽ sớm biết đi hơn.

>> Bí quyết giúp trẻ tập những bước đi đầu tiên thêm vững chắc
Một số bài tập vận động giúp trẻ sớm biết đi
Trẻ rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ trong giai đoạn tập đi

- Dìu dắt, nâng đỡ trẻ đi từng bước một, nhưng không thúc đẩy hay kéo trẻ đi theo bạn, vì như thế sẽ dễ gây trật cổ tay hoặc xương vai của trẻ. Bạn cũng có thể thử đứng ở đằng sau, điều chỉnh hai cánh tay của bé. Tiếp đến, bạn có thể đặt hai chân bé lên hai chân mình và cùng chuyển động.

- Hạn chế bế trẻ, chỉ nên bế khi cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên để cho trẻ được tự do ngồi, nằm chơi

- Những khi bạn mặc quần áo, nên để cho trẻ được giữ trong tư thế đứng. Đứng nhiều sẽ giúp vùng cơ, xương chân của trẻ thêm rắn khỏe. Điều này là tiền đề tốt trong quá trình vận động tập đi của trẻ sau này.

- Bạn có thể đỡ cho trẻ đi hoặc cho trẻ vịn tay vào bàn, vào ghế để bắt đầu quá trình học đi. Bạn có thể chọn vị trí ở phía sau để đỡ trẻ, rồi từ từ thả tay ra khi trẻ đã tự đi được những bước nhỏ… Mặt khác, bạn cũng có thể khuyến khích trẻ đi bằng cách đưa ra một đồ vật trước mặt và đỡ tay để trẻ nhấc chân về phía trước mới lấy được đồ vật này.

- Tập cho trẻ lên, xuống cầu thang một cách an toàn. Nhiều trẻ thích bò lên cầu thang thay vì bước từng bước một. Cứ để cho trẻ được tự do khám phá cầu thang, bạn nên ở bên cạnh để trông chừng, đảm bảo trẻ luôn an toàn là được.

- Không nhất nhiết phải sử dụng xe tập đi để tập cho trẻ đi bởi trong thực tế, xe không giúp trẻ nhanh biết đi hơn, mà còn ảnh hưởng đến xương của trẻ, gián tiếp tác động xấu tới phát triển khả năng vận động của trẻ sau này.

Điều quan trọng nhất là bạn hãy luôn khuyến khích trẻ học đi. Bạn có thể chìa tay ra và cổ vũ trẻ đi từng đoạn đường ngắn một. Khi đã tự mình đi được, trẻ sẽ rất hứng thú và bạn cũng không phải mất công giúp đỡ trẻ nữa!


(Theo phununet.com)

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

3 môn thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu

Theo nhiều chuyên gia, vận động và thể thao thường xuyên giúp phát triển thể chất lẫn tinh thần, đem lại các cảm xúc tích cực, tự tin và xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ. Tuy nhiên, để lựa chọn môn thể thao phù hợp còn tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng của từng trẻ.

>> Có nên cho trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi vận động ở dưới nước
>> Chế độ dinh dưỡng như thế nào sẽ giúp trẻ sớm phát triển chiều cao
Ngoài việc giúp trẻ cảm thấy thích thú khi chơi thể thao, nâng cao sức đề kháng cho trẻ, 3 môn thể thao dưới đây còn giúp con yêu phát triểu chiều cao rất tốt:

Bơi lội giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu
Môn bơi lội giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu
Bơi lội

Sự vận động trong quá trình bơi rất tốt cho sức khỏe. Cơ thể trẻ sẽ trở nên dẻo dai, phổi và tim khỏe mạnh, máu trong cơ thể cũng được lưu thông tốt khi trẻ bơi thường xuyên. Một lợi ích nữa của việc cho trẻ học bơi, đó là giúp trẻ phát triển được chiều cao. Môn thể thao này tốt cho hệ thống tim mạch, tăng chiều dài cột sống, mở rộng bờ vai và ngực, tăng mức năng lượng và giúp phổi hoạt động tốt. Bơi lội giúp tăng sản xuất hormone tăng trưởng, cải thiện khả năng tăng chiều cao.

Thói quen đạp xe thường xuyên giúp tăng cường thể chất
Đạp xe thường xuyên giúp tăng cường thể chất và
rèn luyện tính nhẫn nại cho trẻ
Đạp xe

Theo nghiên cứu mới của các chuyên gia, nếu trẻ được rèn luyện thói quen đi xe đạp từ nhỏ, sẽ giảm hơn 50% nguy cơ bị bệnh tim và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Đồng thời, nếu biết đi xe đạp sớm, trẻ sẽ tự trang bị cho mình tính chủ động, tự lập mà không bị phụ thuộc, dựa dẫm vào sự giúp đỡ của người thân trong gia đình, tăng sự dẻo dai...


Bóng rổ

Chơi bóng rổ đòi hỏi sự linh hoạt của tay và mắt, sự hoạt động liên tục của chân vì bé phải liên tục chạy xung quanh sân. Nếu con còn quá nhỏ, bạn có thể cho bé chơi phiên bản bóng rổ nhỏ dành cho trẻ em. Bóng rổ giúp trẻ phát triển tinh thần đồng đội, sự hợp tác trong cùng một nhóm và tinh thần thể thao. Ngoài ra, môn thể thao này còn có thể giúp bé phát triển chiều cao, tăng khả năng phối hợp giữa mắt và tay chân.
Bóng rổ giúp trẻ năng động và linh hoạt hơn
Bóng rổ giúp trẻ năng động và linh hoạt hơn

Để giúp trẻ đạt được sự tăng trưởng và phát triển tối ưu, bên cạnh việc cung cấp cho trẻ đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu và canxi, bạn nên khuyến khích trẻ và rèn luyện tinh thần tự giác cho trẻ vận động và chơi thể thao từ sớm.



(Sưu tầm)

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Bí quyết giúp trẻ tự tin tập đi những bước đầu tiên

Từ khoảng 8 đến 12 tháng tuổi, bạn sẽ thấy trẻ cố gắng tập giữ thăng bằng và điều khiển sức mạnh cũng như trọng lượng cơ thể để có những bước đi chập chững đầu tiên trong đời. Bạn cũng có thể tăng thêm những thử thách thú vị về thể chất để giúp trẻ xây dựng sự tự tin và khuyến khích con phát triển.

>> Tập cho trẻ thói quen vận động theo cách phương Tây
>> Một số bài tập vận động cơ bản giúp trẻ sớm biết đi
>> Những điều mẹ cần lưu ý khi tắm nắng cho trẻ

Bí quyết giúp trẻ tự tin tập đi những bước đầu tiên
Nắm hai tay con và khen ngợi khi trẻ cố gắng bước theo bạn
Vậy nên hướng dẫn cho trẻ tập đi như thế nào?

Điều đầu tiên cần lưu ý là phải giữ ấm chân trẻ, bảo vệ đôi chân nhỏ xinh của trẻ đặc biệt là khi đi ra ngoài. Có thể cho trẻ mang giày để đảm bảo an toàn cho đôi chân của trẻ, tuy nhiên, giày không có tác dụng về mặt vận động – không quan trọng cho việc tập đi của trẻ. 

Mặt khác, bạn có thể khuyến khích trẻ tập đi bằng cách dùng đồ chơi có bánh xe và dọn trống căn phòng để trẻ thoải mái vùng vẫy. Hãy nắm hai tay trẻ và khen ngợi cho mọi nỗ lực của trẻ.

Tạo điều kiện cho trẻ thỏa mái di chuyển trong phòng: Hãy dọn hết ghế và các vật cứng trong phòng để trẻ có thể khám phá khắp nơi bằng cách di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.

Cho trẻ chơi những món đồ có bánh xe: Xe đẩy siêu thị đồ chơi, máy cắt cỏ đồ chơi và những loại tương tự sẽ giúp trẻ có điểm tựa để nắm, dễ tập đi hơn.

Cho trẻ những món đồ chơi có thể thao tác: Đồ chơi có thể xếp chồng lên nhau rồi phá sập, có nút để bấm, có cần để kéo hoặc loại phát ra âm thanh, sáng đèn… sẽ tác động đáng kể đến trẻ trong giai đoạn này. Chúng giúp con bạn rèn giũa cả kỹ năng vận động thô lẫn vận động tinh.

Dọn đường cho trẻ: Cần đảm bảo bạn luôn trong tư thế sẵn sàng đề phòng các trò nghịch phá theo từng độ tuổi của trẻ. Với mỗi kỹ năng mới, trẻ lại có những trò nguy hiểm mới mà bạn không ngờ tới. Chẳng hạn, ngay khi trẻ bắt đầu biết bò, bạn cần lắp cửa ở hai đầu cầu thang. Như thế, trẻ có thể thoải mái bò khắp nhà và bạn không cần lo ngại con ngã cầu thang do bạn lơ đễnh. Giai đoạn này, trẻ chưa đủ lớn để biết đi cầu thang.


(Sưu tầm)

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Có nên cho trẻ từ 3 đến 6 tháng vận động ở dưới nước ?

Việc cho trẻ sơ sinh học bơi ở nước ngoài rất phổ biến, đặc biệt ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức.., trong khi đó rất hiếm phụ huynh ở nước ta dám cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tập bơi, do bản thân người lớn không biết bơi, sợ nước, sợ không an toàn cho con hoặc lo bé dễ bị nhiễm bệnh.

>> Mẹ cần làm gì để trẻ mau cao lớn
>> Những trò chơi vận động phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi

Tuy nhiên, trong thực tế nhiều nhà khoa học đã chứng minh trẻ con biết bơi ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Mặc dù vậy, điều quan trọng là việc tập bơi cho trẻ khi trẻ sẵn sàng học với biểu hiện thích thú và vui vẻ. Bố mẹ cũng cần đứng sau tập trung hỗ trợ khi trẻ cần để đảm bảo an toàn cho trẻ. Bố mẹ có thể tham khảo những hình ảnh thực tế về việc dạy trẻ sơ sinh học bơi qua clip dưới đây:

Hiện nay, nhiều trung tâm dạy bơi đã triển khai các khóa học bơi dành cho trẻ, các khóa học mở ra liên tục nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của phụ huynh. Tuy nhiên, thực tế thì việc dạy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bơi ở Việt Nam cũng còn nhiều khó khăn, chủ yếu do nhận thức của mọi người và các điều kiện hỗ trợ. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia sức khỏe, đối với trẻ nhỏ, nên tập bơi ở nhà tốt hơn, vừa an toàn hơn vừa tránh nhiễm hóa chất độc hại từ các bể bơi công cộng.

Tóm lại, dù là trẻ sơ sinh hay trẻ đã quen vận động dưới nước thì bố mẹ cũng cần lưu ý những nguyên tắc vàng dưới đây để trẻ tập bơi an toàn:

- Không bao giờ được để bé một mình khi tắm, khi học bơi dù chỉ một giây.

- Không bao giờ được ép bé làm những điều bé không thích, bởi học là vui chơi, vui chơi là học. Mọi việc đều phải từ từ, tuần tự, không thể nôn nóng.

- Luôn vui vẻ, tươi cười tạo sự tự tin, bình yên cho bé.

- Nước phải sạch và đủ ấm để không gây hại cho trẻ.

- Sau khi tập bơi, nên vệ sinh mắt, mũi, tai cho bé sạch sẽ.


(Sưu tầm)

Phương pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ dưới 3 tháng tuổi

Các mẹ đã sẵn sàng nhìn trẻ ngẩng đầu lên chưa? Một trong những sự khác biệt lớn nhất của trẻ sơ sinh và trẻ từ 1 tới 6 tháng tuổi là sự phát triển của cơ cổ và hệ cơ. 
Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy trẻ có thể dùng tay nâng người lên để quan sát xung quanh khi được đặt nằm sấp, thay vì chỉ vận động nhờ các phản xạ và các động tác ngẫu nhiên. Chân của trẻ cũng trở nên khỏe hơn và bắt đầu đạp, đá loạn xạ khi nằm ngửa và thậm chí trẻ còn có thể bất ngờ lật mình từ nằm ngửa sang nằm sắp (tức là biết lẫy).

Phát triển kỹ năng vận động cho trẻ dưới 3 tháng tuổi

1. Tiếp tục tập cho trẻ nằm sấp: Khi con thức giấc, bạn đặt trẻ nằm sấp để bé có thể nhìn xung quanh. Đặt một món đồ chơi yêu thích trước mặt để trẻ ngẩng đầu lên nhìn theo. Bạn cũng nên di chuyển món đồ chơi từ trái sang phải để đẩy mạnh sự phát triển các cơ ở cổ và giúp trẻ luyện tập kỹ năng vận động cơ bản nhất: lật người.

2. Thu hút bằng đồ chơi: Cầm lục lạc hoặc một món đồ chơi và giơ lên phía trên đầu, vẫn trong hướng nhìn của trẻ, khi bé đang nằm ngửa. Sau đó khuyến khích con với lấy món đồ chơi ấy

3. Thử thách tầm với của trẻ: Đặt một món đồ chơi bên cạnh trẻ, cách xa tầm tay một chút khi trẻ trong tư thế nằm sấp. Khi nỗ lực để với lấy món đồ, trẻ sẽ phát hiện ra “bí quyết” lật.

4. Tiếp tục tập cho trẻ giữ thăng bằng: Đặt trẻ trong tư thế ngồi, chêm thêm vài tấm nệm, gối hình chữ U để bé ngồi vững, hoặc cho trẻ ngồi trong góc sofa. Tư thế này giúp trẻ phát triển các cơ cần thiết để giữ thăng bằng khi ngồi. Luôn để mắt đến con và phải đảm bảo trẻ ngồi thẳng lưng. Lắc lục lạc hoặc hát để thu hút sự chú ý và để trẻ chơi đùa trong tư thế ngồi.

5. Khám phá các giác quan: Cho trẻ cầm một chiếc lục lạc để học cách cảm nhận trọng lượng và nghe âm thanh phát ra. (Trải nghiệm này sẽ giúp trẻ nhận biết về thế giới vật chất)


(Sưu tầm)


Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Phương pháp tác động giúp phát triển vận động cho trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi

Trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 8 tháng tuổi đã biết bò, tự ngồi được, biết trườn, thậm chí trẻ có thể tự với và vịn vào thành giường hoặc ghế để đứng dậy. Tất cả những hoạt động này của trẻ được xem là một cột mốc bứt phá của trẻ, đánh dấu giai đoạn trẻ phát triển về thể chất và kỹ năng vận động.

>> Những trò chơi vận động phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi
>> Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ sớm phát triển chiều cao

Phương pháp giúp phát triển vận động cho trẻ từ 8-9 tháng tuổi
Dạy trẻ tự lập từ sớm để trẻ thêm tự tin và mạnh dạn hơn
Cha mẹ có thể tham khảo một số hoạt động đơn giản trong cuộc sống thường ngày có thể giúp con luyện tập kỹ năng này thuần thục hơn:

- Tạo chướng ngại vật: Chẳng hạn xếp những chiếc gối nhỏ cho trẻ trèo lên hoặc cho con một chiếc thùng lớn để bé có thể bò vào.

- Tập cho trẻ đứng chựng: Nếu con bạn có thể tự đứng dậy, hãy đặt đồ chơi trên một chiếc bàn thấp để trẻ tự vươn người đến lấy. Một khi biết trên bàn có đồ chơi, trẻ sẽ cố gắng đứng dậy để nhìn.

- Nào ta cùng bước: Đỡ con ở tư thế đứng bằng cách nắm tay trẻ. Bước một hoặc hai bước và khích lệ con bước theo bạn.

 - Tập cho trẻ tự xúc ăn: Đến giờ ăn, bạn có thể cho con một chiếc thìa có tay cầm bản to và một cốc nước để khuyến khích trẻ tự xúc. Vì kỹ năng tự ăn của con bạn vẫn còn sơ đẳng, thay vì phải “vật lộn” với chiếc thìa, hãy dùng hai chiếc, mẹ và con mỗi người một thìa. Tất nhiên trẻ chủ yếu ăn bằng thìa mẹ xúc, nhưng bé sẽ cảm thấy mình “có quyền hạn” hơn.

 - Chơi trò đập tay: Trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp tay-mắt.

 - Dọn đường cho trẻ: Cần đảm bảo bạn luôn trong tư thế sẵn sàng đề phòng các trò nghịch phá theo từng độ tuổi của trẻ. Với mỗi kỹ năng mới, trẻ lại có những trò nguy hiểm mới mà bạn không ngờ tới. Chẳng hạn, ngay khi trẻ bắt đầu biết bò, bạn cần lắp cửa ở hai đầu cầu thang. Như thế, trẻ có thể thoải mái bò khắp nhà và bạn không cần lo ngại con ngã cầu thang do bạn lơ đễnh. Giai đoạn này, trẻ chưa đủ lớn để biết đi cầu thang.


(Sưu tầm)

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Vai trò của vận động thường xuyên đối với sự phát triển của não bộ

Để phát triển trí thông minh ở trẻ, ngoài yếu tố dinh dưỡng cân bằng hoặc chế độ ăn hợp lý dành cho trẻ thì việc cho trẻ vận động từ sớm và thường xuyên cũng rất có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.

>> Bí quyết giúp trẻ tự tin tập đi những bước đầu tiên
>> Làm gì khi trẻ lười vận động

Vận động thường xuyên giúp phát triển não bộ của trẻ
Vận động từ sớm rất có ích cho sức khỏe của trẻ
Nhiều tổ chức y tế cộng đồng khuyến cáo rằng, bố mẹ nên cho con vận động mỗi ngày ngay từ bé. Hiệp hội Thể Thao và Giáo Dục Thể Chất Hoa Kỳ đề nghị nên cho trẻ trong lứa tuổi mẫu giáo (3 đến 5 tuổi) vận động 120 phút mỗi ngày, trong đó 60 phút hoạt động có tổ chức và 60 phút hoạt động tự do. Tuy nhiên, một báo cáo tổng kết từ 139 nghiên cứu trên 10.316 trẻ em tại 9 quốc gia cho thấy, 46% trẻ vận động chưa đến 60 phút một ngày.

Một nghiên cứu năm 2010 trên tạp chí Brain Research phát hiện rằng, trẻ 9 và 10 tuổi vận động nhiều hơn sẽ có vùng đồi thị (hippocampi) lớn hơn. Đây là vùng não bộ đảm nhiệm trí nhớ dài hạn và trí nhớ liên hệ (khả năng học và nhớ mối liên hệ giữa những sự vật không liên quan với nhau). Những trẻ này đạt kết quả cao hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ. Dĩ nhiên là trẻ bắt đầu vận động càng sớm càng tốt.

Một nghiên cứu khác trên tạp chí Developmental Review năm 2009 kết luận rằng, những trẻ có thể chất tốt sẽ thực hiện các hoạt động trí tuệ tốt hơn. Nghiên cứu cũng chứng minh những bài tập thể dục khác nhau mang lại những lợi ích khác nhau. Ví dụ, trẻ tập aerobic thực hiện những bài kiểm tra điều hành (executive function - gọi tắt là EF, bao gồm khả năng quyết định, lên kế hoạch, tổ chức và làm theo hướng dẫn) tốt hơn trẻ tập những bài thể dục thông thường.

Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể tập cho trẻ làm quen với vận động. Bởi những cử động đầu tiên của trẻ sẽ ảnh hưởng tới khả năng tập trung, trong khi hoạt động bò và đi sau đó lại liên quan đến khả năng suy nghĩ linh hoạt về sau của trẻ.


(Nguồn: EnfaA+)

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Những trò chơi vận động phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ nhỏ rất hiếu động và tinh nghịch, trẻ dưới 1 tuổi sẽ rất thích thú với các đồ chơi nhiều màu sắc, đồ vật phát ra âm thanh. Tuy nhiên, không phải đồ chơi nào cũng lành mạnh và an toàn đối với trẻ nhỏ. Vậy bạn nên chọn loại đồ chơi nào để giúp bé yêu vừa xây dựng kỹ năng sống, vừa phát triển kỹ năng vận động tinh để trở nên khéo léo, thông minh hơn?

>> Một số bài tập vận động cơ bản giúp trẻ sớm biết đi
>> Làm gì khi trẻ lười vận động

Những trò chơi vận động phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi
Trẻ năng động hơn khi cha mẹ tham gia vận động cùng trẻ
Chạm sàn: Trong ngày, bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định để trẻ chơi trên sàn. Lúc này, trẻ có thể ngồi, nằm hoặc trườn, lật khắp sàn nhà và nghịch với các món đồ chơi hoặc với mẹ. Bạn nên trang bị tấm lót sàn dành cho trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn.

Tạo mục tiêu cho trẻ: Đặt một món đồ chơi yêu thích hơi cách xa tầm với của trẻ một chút khi bé đang nằm sấp trên sàn. Trẻ sẽ có động lực để lật hoặc thậm chí trườn đến để với lấy. Bạn cũng thử đặt đồ chơi trước mặt khi trẻ ngồi trong tư thế kiềng ba chân hoặc tự ngồi một mình. Bài tập này sẽ khuyến khích trẻ với lấy món đồ chơi bằng một tay, giúp tăng sự thăng bằng. Nên đặt thêm vài chiếc gối xung quanh, phòng khi con ngã.  

Chơi với bóng: Đặt vài quả bóng nhỏ phía trên một chiếc gương nhỏ, không vỡ, an toàn với trẻ để con bạn có thể với lấy. Chuyển động và hình ảnh phản chiếu sẽ làm trẻ phấn khích khi đang tập cách với và giữ thăng bằng.

Cho trẻ nghịch nước: Nếu trẻ có thể tự ngồi, bạn đặt con trong bồn tắm với mực nước vài centimet. Nước là cách đánh lạc hướng tuyệt vời khi trẻ tập ngồi – dĩ nhiên là bạn ở ngay bên cạnh giám sát không rời bước.


(Sưu tầm)

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Các lợi ích của việc rèn luyện thể chất

Nhiều chuyên gia cho rằng, vận động tích cực giúp trẻ trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, phản ứng nhanh nhạy hơn trước những yêu cầu của người lớn, và điều quan trọng là giảm được nguy cơ thừa cân, béo phì do lười vận động ở trẻ.

>> Có nên cho trẻ từ 3 đến 6 tháng vận động ở dưới nước
>> 3 môn thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu

Vận động thường xuyên và rèn luyện thể chất cho trẻ từ sớm
Vận động thường xuyên sẽ hạn chế nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ 
Vận động rất có ích cho sức khỏe của trẻ. Vận động giúp cơ, xương chắc khỏe và mang lại giấc ngủ ngon. Nhưng chưa hết, bạn có biết hoạt động thể chất còn có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ ?

Một nghiên cứu năm 2010 trên tạp chí Brain Research phát hiện rằng, trẻ 9 và 10 tuổi vận động nhiều hơn sẽ có vùng đồi thị (hippocampi) lớn hơn . Đây là vùng não bộ đảm nhiệm trí nhớ dài hạn và trí nhớ liên hệ (khả năng học và nhớ mối liên hệ giữa những sự vật không liên quan với nhau). Những trẻ này đạt kết quả cao hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ. Dĩ nhiên là trẻ bắt đầu vận động càng sớm càng tốt.
Vận động thường xuyên giúp trẻ phát triển trí thông minh
Rèn luyện thể chất tốt sẽ giúp trẻ minh mẩn hơn trong học tập
Một nghiên cứu khác trên tạp chí Developmental Review năm 2009 kết luận rằng, những trẻ có thể chất tốt sẽ thực hiện các hoạt động trí tuệ tốt hơn. Nghiên cứu cũng chứng minh những bài tập thể dục khác nhau mang lại những lợi ích khác nhau. Ví dụ, trẻ tập aerobic thực hiện những bài kiểm tra điều hành (executive function - gọi tắt là EF, bao gồm khả năng quyết định, lên kế hoạch, tổ chức và làm theo hướng dẫn) tốt hơn trẻ tập những bài thể dục thông thường.

Thể dục cũng ảnh hưởng tích cực đến năng lực vận động của trẻ. Năm 2012, một nghiên cứu kéo dài 20 tháng từ Perceptive Motor Skills được thực hiện trên 400 trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Các em được tham gia một tiết học thể dục (45 phút) mỗi tuần, cùng với ít nhất 20 phút tập thể dục mỗi ngày. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ này có cơ thể cân đối, sự nhạy bén và khả năng phối hợp tốt hơn những em chỉ tập một tiết thể dục mỗi tuần. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy trẻ tập thể dục thường xuyên có chỉ số IQ cao hơn những đứa trẻ suốt ngày ngồi trong lớp.

(Nguồn: EnfaA+)

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Những điều mẹ cần lưu ý khi tắm nắng cho trẻ

Tắm nắng là phương pháp dùng ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm tiếp xúc trực tiếp lên da để tổng hợp vitamin D. Vitamin D đóng vai trò quyết định trong việc thành lập và tăng trưởng xương vận động của trẻ em do làm tăng hấp thu can-xi và phot-pho ở niêm mạc ruột.

>> Mẹ cần làm gì để trẻ mau cao lớn

Tắm nắng giúp phát triển hệ vận động xương khớp cho trẻ
Tắm nắng đúng cách giúp phát triển hệ vận động xương khớp cho trẻ

Bé mấy tháng tuổi mới được tắm nắng?

Có thể các mẹ sẽ rất bất ngờ, nhưng theo các bác sĩ, trẻ em từ 2 tuần tuổi trở đi là đã cần phơi nắng.

Ở nước ta các bà, các mẹ thường có thói quen bao bọc, ủ ấm trẻ sơ sinh quá kỹ, khiến cho bé ít có cơ hội được tiếp xúc với không khí trong lành bên ngoài. Do đó, tỷ lệ trẻ còi xương của bé nước ta vẫn khá cao.

Tắm nắng như thế nào là tốt nhất?

Vào sáng sớm, lúc mặt trời mọc chưa nóng (thường từ 7h đến 9h, về mùa hè nên tắm nắng từ 6h30 đến 7h30, không nên tắm nắng buổi chiều). Chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ, nhiều ánh sáng mặt trời để tắm nắng cho bé. Thoạt đầu, có thể vén áo, quần để tắm nắng tay, chân và mông trẻ, sau đó tuỳ tiết trời dần dần mở rộng phạm vi để hở da thịt trẻ.

Về mùa đông, buổi sáng thường ít nắng và nhiều gió, các mẹ có thể tranh thủ cho bé tắm nắng từ 16h – 17h chiều.

Nên tắm nắng trong bao lâu?

Lúc đầu chỉ nên tắm nắng trong vài phút đều đặn mỗi ngày, sau tăng dần, khi trẻ được 3 tháng trở lên có thể tắm nắng trong khoảng nửa giờ. Trung bình yêu cầu 2 tiếng/tuần hay 10-15 phút/ngày tùy vào khả năng phơi nắng của trẻ và mức độ phát triển xương vận động (nếu trẻ ít ốm hoặc trẻ có biểu hiện của chớm còi xương có thể phơi nắng lâu hơn).

Chú ý tránh tắm nắng cho trẻ nơi gió lộng. Cả mẹ và bé cùng tắm nắng để tạo cảm giác thân thương, gần gũi (nựng nịu, cho bé bú; đến thời điểm phát triển phù hợp, tập cho bé ngồi, đỡ tay cho bé đi, chơi đùa cùng bé…), giúp bé thích thú khi bé tắm nắng.


(Nguồn: Theo kienthucgiadinh)

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ sớm phát triển chiều cao

Con cao lớn và khỏe mạnh là mong muốn của hầu hết các bậc làm cha làm mẹ. Bên cạnh việc cho trẻ tham gia chơi thể thao, thường xuyên vận động để rèn luyện thể chất, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng, tối ưu hóa khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ cũng như hỗ trợ tối đa cho sự phát triển cả về mặt thể chất, cân nặng và chiều cao của trẻ.
Giúp trẻ sớm phát triển chiều cao
Bổ sung canxi và vitamin D từ sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và chế phẩm từ sữa cung cấp canxi và vitamin D để xương chắc khoẻ. Để trẻ uống sữa không bị nhàm chán, hãy thêm những hương vị vào sữa như chocolate. Chocolate không cản trở sự hấp thụ canxi, đảm bảo chất lượng hoàn hảo của sữa.

Bổ sung các loại thịt và nhiều đạm

Thịt gà, thịt bò là một trong những nguồn chứa lượng protein động vật dồi dào cho cơ thể và hỗ trợ nhiều protein cho quá trình xây dựng mô và cơ bắp. Bên cạnh đó, trứng cũng là một thực phẩm tốt giúp bé tăng chiều cao vì có chứa hàm lượng vitamin D kích thích trẻ hấp thu canxi tốt. Ngoài ra lượng protein dồi dào có trong cả lòng trắng và lòng đỏ, đặc biệt là lòng trắng trứng, sẽ hỗ trợ phát triển các mô của trẻ.

Tăng cường lượng thực phẩm thô trong khẩu phần ăn của trẻ

Gạo, ngô, lúa mì, yến mạch,… chứa một nguồn năng lượng rất tốt cho cơ thể. Ngũ cốc cũng chứa rất nhiều vitamin B, chất xơ, sắt, selen và magiê cần thiết, rất tốt cho sự phát triển chiều cao.

Để phát triển chiều cao một cách tối ưu, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần khuyến khích trẻ có lối sống năng động, tập thể dục thể thao thường xuyên. Ngủ đủ, ngủ sâu cũng làm hoóc môn tăng trưởng tiết ra nhiều, kích thích xương dài hơn.


(Sưu tầm)


Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Những điều chưa biết khi mẹ bổ sung thêm canxi cho trẻ

Mặc dù việc trẻ thiếu canxi là một trong những vấn đề khiến các bậc cha mẹ đau đầu nhất trong quá trình nuôi con. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hệ xương, răng, cơ và có thể khiến trẻ chậm vận động. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù có nghi trẻ thiếu canxi thì các bậc cha mẹ cũng tuyệt đối không được tự ý bổ sung thêm canxi.

Bổ sung thêm canxi kích thích khả năng vận động cho trẻ
Dấu hiệu phổ biến nhất để nhận biết trẻ thiếu canxi là ngủ không sâu giấc, ra nhiều mồ hôi, rụng tóc hình vành khăn, thóp rộng và chậm liền so với lứa tuổi. Ngoài ra, có thể trẻ chậm biết lẫy, biết bò, xuất hiện các nốt ở đầu xương sườn và biến dạng lồng ngực, ngực dô ức gà, xương sườn cong. Sau 1 tuổi, biến dạng sẽ ảnh hưởng lên chi khi trẻ em đã tập đi: cong xương chi dưới hình chữ O, chữ X, đầu gối vẹo ra ngoài, chậm phát triển chiều cao, chậm mọc răng... Hoặc khi trẻ có biểu hiện biếng ăn, đi ngoài phân sống... Khi trẻ có các dấu hiện trên, nên mang trẻ đi khám bác sĩ dinh dưỡng để biết chính xác và có hướng khắc phục phù hợp.
Bên cạnh đó, các mẹ có thể tham khảo một số cách bổ sung thêm canxi trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ như sau:
Thực phẩm cung cấp canxi cho trẻ

Hàm lượng cần thiết đối với trẻ trong độ tuổi 1 – 2 là 500mg/ngày. Bé khoảng 4 – 8 tuổi cần 800mg/ngày và từ 9 tuổi trở lên cần 1.300mg/ngày. Các thực phẩm như sữa và những chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua) chứa chất này dồi dào nhất. Sữa nguyên kem và sữa tươi có hàm lượng canxi như nhau. Ngoài ra, rau lá có màu xanh sậm, hải sản (tôm, cua, nghêu…), cá, đậu là những nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể.

Trẻ dưới 5 tuổi uống ít nhất 500ml sữa/ngày, 5 tuổi trở lên khoảng 750ml/ngày là có thể cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. Canxi từ sữa và các sản phẩm của sữa như: pho-mát, kem, sữa chua… được hấp thụ vào cơ thể khoảng 32%. Sự hấp thụ canxi từ rau thay đổi tùy loại. Tuy nhiên, vì canxi trong rau dễ bị biến hóa khi nấu nên số canxi còn lại rất ít. Vì thế, phải tiêu thụ 3 ly rau mới có cùng số lượng canxi trong một ly sữa. Khoáng canxi phổ biến nhất là loại canxi carbonate và canxi citrate.

Ngoài ra, vitamin D giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi. Bạn nên cho trẻ tắm nắng, tham gia các hoạt động vận động ngoài trời. Đây là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể dồi dào nhất và hỗ trợ trẻ nâng cao khả năng hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất.


(Nguồn tham khảo: Internet)

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ thích chơi điện tử hơn là vận động ngoài trời

Khoa học đã chứng minh việc lười vận động sẽ khiến hệ cơ và xương của trẻ không phát triển hết mức và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Do đó, cha mẹ cần khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn để có thể phát triển toàn diện.

>> Vai trò của vận động thường xuyên đối với sự phát triển của não bộ
>> Các lợi ích của việc rèn luyện thể chất

Vận động và thể thao giúp trẻ phát triển thể chất lẫn tinh thần, đem lại các cảm xúc tích cực, tự tin và xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ. Nó cũng giúp gia tăng quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu. Điều này rất quan trọng, bởi máu vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến mọi tế bào của cơ thể. Và trên hết, vận động giúp cơ thể mạnh mẽ và có sức đề kháng cao hơn.

Một số bí quyết mà cha mẹ có thể áp dụng để khuyến khích trẻ thích vận động:
Cha mẹ nên cho trẻ tích cực vận động ngoài trời

- Cha mẹ hãy làm gương cho trẻ bằng cách tập thể dục hàng ngày và luôn dành thời gian để chơi với trẻ.

- Cùng lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời của gia đình. Cả gia đình có thể đi bơi, đạp xe hoặc đi bộ cùng nhau, qua đó, vừa xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ, vừa tạo thêm nhiều thời gian vui vẻ giữa các thành viên trong gia đình.

- Hãy luôn động viên và ủng hộ bé khi trẻ gặp khó khăn lúc vận động.

- Khuyến khích trẻ chơi ngoài trời và luôn khen ngợi những nổ lực của trẻ.

- Khuyến khích trẻ tham gia các câu lạc bộ thể dục thể thao hay các lớp ngoại khóa ngoài trời.

(Nguồn: Sưu tầm)