Mặc dù việc trẻ thiếu canxi là một trong những vấn đề khiến các bậc cha mẹ đau đầu nhất trong quá trình nuôi con. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hệ xương, răng, cơ và có thể khiến trẻ chậm vận động. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù có nghi trẻ thiếu canxi thì các bậc cha mẹ cũng tuyệt đối không được tự ý bổ sung thêm canxi.
Dấu hiệu phổ biến nhất để nhận biết trẻ thiếu canxi là ngủ không sâu giấc, ra nhiều mồ hôi, rụng tóc hình vành khăn, thóp rộng và chậm liền so với lứa tuổi. Ngoài ra, có thể trẻ chậm biết lẫy, biết bò, xuất hiện các nốt ở đầu xương sườn và biến dạng lồng ngực, ngực dô ức gà, xương sườn cong. Sau 1 tuổi, biến dạng sẽ ảnh hưởng lên chi khi trẻ em đã tập đi: cong xương chi dưới hình chữ O, chữ X, đầu gối vẹo ra ngoài, chậm phát triển chiều cao, chậm mọc răng... Hoặc khi trẻ có biểu hiện biếng ăn, đi ngoài phân sống... Khi trẻ có các dấu hiện trên, nên mang trẻ đi khám bác sĩ dinh dưỡng để biết chính xác và có hướng khắc phục phù hợp.
Bên cạnh đó, các mẹ có thể tham khảo một số cách bổ sung thêm canxi trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ như sau:
Hàm lượng cần thiết đối với trẻ trong độ tuổi 1 – 2 là 500mg/ngày. Bé khoảng 4 – 8 tuổi cần 800mg/ngày và từ 9 tuổi trở lên cần 1.300mg/ngày. Các thực phẩm như sữa và những chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua) chứa chất này dồi dào nhất. Sữa nguyên kem và sữa tươi có hàm lượng canxi như nhau. Ngoài ra, rau lá có màu xanh sậm, hải sản (tôm, cua, nghêu…), cá, đậu là những nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể.
Trẻ dưới 5 tuổi uống ít nhất 500ml sữa/ngày, 5 tuổi trở lên khoảng 750ml/ngày là có thể cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. Canxi từ sữa và các sản phẩm của sữa như: pho-mát, kem, sữa chua… được hấp thụ vào cơ thể khoảng 32%. Sự hấp thụ canxi từ rau thay đổi tùy loại. Tuy nhiên, vì canxi trong rau dễ bị biến hóa khi nấu nên số canxi còn lại rất ít. Vì thế, phải tiêu thụ 3 ly rau mới có cùng số lượng canxi trong một ly sữa. Khoáng canxi phổ biến nhất là loại canxi carbonate và canxi citrate.
Ngoài ra, vitamin D giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi. Bạn nên cho trẻ tắm nắng, tham gia các hoạt động vận động ngoài trời. Đây là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể dồi dào nhất và hỗ trợ trẻ nâng cao khả năng hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, các mẹ có thể tham khảo một số cách bổ sung thêm canxi trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ như sau:
Hàm lượng cần thiết đối với trẻ trong độ tuổi 1 – 2 là 500mg/ngày. Bé khoảng 4 – 8 tuổi cần 800mg/ngày và từ 9 tuổi trở lên cần 1.300mg/ngày. Các thực phẩm như sữa và những chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua) chứa chất này dồi dào nhất. Sữa nguyên kem và sữa tươi có hàm lượng canxi như nhau. Ngoài ra, rau lá có màu xanh sậm, hải sản (tôm, cua, nghêu…), cá, đậu là những nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể.
Trẻ dưới 5 tuổi uống ít nhất 500ml sữa/ngày, 5 tuổi trở lên khoảng 750ml/ngày là có thể cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. Canxi từ sữa và các sản phẩm của sữa như: pho-mát, kem, sữa chua… được hấp thụ vào cơ thể khoảng 32%. Sự hấp thụ canxi từ rau thay đổi tùy loại. Tuy nhiên, vì canxi trong rau dễ bị biến hóa khi nấu nên số canxi còn lại rất ít. Vì thế, phải tiêu thụ 3 ly rau mới có cùng số lượng canxi trong một ly sữa. Khoáng canxi phổ biến nhất là loại canxi carbonate và canxi citrate.
Ngoài ra, vitamin D giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi. Bạn nên cho trẻ tắm nắng, tham gia các hoạt động vận động ngoài trời. Đây là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể dồi dào nhất và hỗ trợ trẻ nâng cao khả năng hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất.
(Nguồn tham khảo: Internet)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét