Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Điểm mặt những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao

Một đứa trẻ bình thường khi sinh ra sẽ phát triển chiều cao tối đa khi có một thể trạng khỏe mạnh, dinh dưỡng cân bằng, tích cực vận động một cách khoa học và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đều đặn (bỏ qua yếu tố di truyền). Như vậy, để trẻ cao lớn cần hội tụ đủ 3 yếu tố chính: Thể lực tốt, siêng vận động và dinh dưỡng hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu phân tích 5 lý do vì sao trẻ không thể tăng chiều cao dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu.


1. Bào thai chậm tăng trưởng trong tử cung
Vì sao trẻ chậm phát triển chiều cao

Theo một số chuyên gia Nhi khoa, có khoảng 10% trên tổng số trẻ được sinh ra sẽ không bắt kịp chiều cao bình thường lúc 2 tuổi. Khi gặp trường hợp này, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu con bạn sinh non, nhẹ cân và không đạt được chiều cao bình thường lúc 2 tuổi. Một số trẻ có thể cần phải điều trị để đạt được chiều cao bình thường.

2. Thiếu kẽm

Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao
Nhiều cuộc khảo sát cho thấy các bà mẹ bị thiếu kẽm trong thời kì mang thai sẽ có các biểu hiện nghén như buồn nôn, nôn, khó ngủ, chán ăn - và nhất là giảm ăn - nên dẫn đến thiếu cung cấp các chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển. Các thiếu hụt dinh dưỡng trong các giai đoạn phát triển trên sẽ gây ra tình trạng chậm tăng trưởng của bào thai và đứa trẻ sinh ra thường nhẹ cân, thiếu sữa mẹ và chậm phát triển chiều cao.

3. Bất thường nhiễm sắc thể

Hội chứng Turner, gặp ở trẻ nữ có bất thường nhiễm sắc thể (45XO), đôi khi trẻ có hình dáng bên ngoài bình thường nhưng chậm tăng trưởng về chiều cao. Khi trẻ lớn hơn sẽ có các vấn đề về hệ sinh dục như vô kinh, không dậy thì... Bạn nên đưa trẻ tới các bệnh viện chuyên khoa nội tiết tố để các bác sĩ chẩn đoán sớm bằng cách làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ cho trẻ, và đưa ra phát đồ điều trị thích hợp cho trẻ.

4. Rối loạn nội tiết

Thiếu nội tiết tố tăng trưởng: Khi cơ thể gặp vấn đề về sản xuất và phóng thích nội tiết tố tăng trưởng không đủ, dẫn đến một tình trạng gọi là thiếu nội tiết tố tăng trưởng.

Suy tuyến giáp: Khi cơ thể tiết không đủ nội tiết tố tuyến giáp, chậm tăng trưởng có thể xảy ra bởi vì những nội tiết tố này tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng và chuyển hóa.

5. Lười vận động
Lười vận động sẽ khiến trẻ chậm phát triển chiều cao

Thói quen lười vận động thể dục thể thao cũng là nguyên nhân khiến cho cơ xương của trẻ chậm phát triển. Trẻ dành nhiều thời gian để xem tivi, chơi game,... hơn là các hoạt động vui chơi vận động ngoài trời. Điều này không tốt cho sự phát triển thể lực của trẻ.

Theo ThS.BS Phạm Minh Triết (Trưởng khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM) cho biết để trẻ phát triển tốt, cha mẹ không nên cho trẻ xem tivi nhiều, với trẻ dưới 6 tuổi chỉ được xem 1 giờ/ngày và tối đa dưới 2 giờ/ngày, đặc biệt không cho trẻ dưới 2 tuổi xem tivi, dùng các thiết bị thông minh như máy tính bảng, điện thoại smartphone.


Tổng hợp

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

5 trò chơi vận động giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cân

Việc rèn luyện thể dục thể thao giúp các bé giữ được thể trạng tốt và khỏe mạnh. Bởi vì những bài tập vận động này sẽ giúp con bạn cảm thấy sảng khóai và ăn ngon miệng hơn. Thậm chí đối với các bé hiếu động, rèn luyện thể chất giúp bé tăng cân và phát triển chiều cao tối ưu.


Bố mẹ hoàn toàn có thể tự dạy con những kỹ năng vận động đơn giản tại nhà bằng các bài tập thú vị sau đây:

Chơi với bóng

Bạn hãy chuẩn bị sẵn loại bóng nhựa chất liệu nhẹ và khuyến khích con dùng bàn tay đập bóng lên cao, đập bóng vào tường, đập bóng xuống đất. Hãy đếm xem con có thể đập bao nhiêu lần trước khi bóng bị rơi. Bài tập này sẽ giúp trẻ học cách phối hợp tay và mắt rất tốt.
8 trò chơi vận động giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cân

Một nghiên cứu ở Australia mới đây cho thấy, việc thường xuyên tham gia tập luyện bóng đá có thể làm tăng mật độ xương, nâng khả năng cân bằng cơ thể và sức mạnh của cơ một cách rõ rệt, làm giảm nguy cơ gãy, nứt xương.

Ngoài lợi ích về rèn luyện thể chất, đá bóng giúp trẻ học được kỹ năng sống như sự phối hợp khi làm việc, tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội. Một lợi ích không ngờ tới của môn đá bóng là sẽ giúp trẻ có được kỹ năng nhanh nhẹn, chuẩn xác, phát triển tối đa khả năng vận động tinh của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

2. Chơi trò “bánh bích quy”

Đây là trò chơi “thử thách” trẻ giữ thăng bằng bằng mông của mình mà không cần dùng tay hay chân chống xuống đất. Hướng dẫn con ngồi duỗi thẳng tay chân ra phía trước rồi dần dần nâng cao chân lên. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hãy cùng con thực hiện động tác này và giữ thăng bằng trong khoảng 10 đến 30 giây. Đây là bài tập vận động rất tốt để phát triển cơ bụng cho trẻ.

3. Chơi trốn tìm

Trẻ nhỏ rất thích chơi trốn tìm cùng bố mẹ, hãy chơi đều đặn trò chơi này với con hàng ngày, có thể vào buổi tối trước khi đi ngủ để các bé có giây phút thư giãn vui vẻ và nhẹ nhàng, giúp có một giấc ngủ thật ngon.
8 trò chơi vận động giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cân2

4. Đi bộ

Cha mẹ nên khuyến khích và tạo điều kiện cho con đi bộ, leo cầu thang nhiều nhất có thể. Hãy bắt đầu với một cự ly ngắn, vừa phải với sức của con và tăng dần cự ly đó lên. Bài tập này rất có ích trong việc rèn luyện sức bền cho trẻ.

5. Chạy nhanh

Chạy nhanh là một hoạt động tốc độ giúp bộc phát sức lực, tuy nhiên muốn nhanh cũng phải chú ý sự an toàn. Phụ huynh chú ý quan sát phản ứng tránh chướng ngại vật khi chạy của trẻ, có thể áp dụng trò chơi “cướp kho báu” để nâng cao hứng thú tham gia của trẻ.

Một điều quan trọng lưu ý cha mẹ khi vận động cùng con là cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con khi tập luyện. Đó là mặc trang phục phù hợp, hiểu rõ về động tác mình thực hiện, không ép buộc con khi con chưa sẵn sàng thực hiện động tác, chọn nơi tập luyện an toàn cho con, cho con uống đủ nước khi bé vận động ra nhiều mồ hôi.

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Tập cho trẻ thói quen vận động theo cách phương Tây

Tập cho trẻ thói quen vận động thường xuyên sẽ giúp trẻ phát triển lành mạnh, tạo ra sự cân bằng thể chất, sức khỏe, đồng thời phát triển các kỹ năng giao tiếp, khéo léo xử lý các tình huống thực tế, giúp thư giãn và tăng cường cơ hội để kết bạn, giao lưu.

>> Những trò chơi vận động phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi
>> Một số bài tập vận động cơ bản giúp trẻ sớm biết đi
>> Sử dụng máy tính bảng từ sớm khiến trẻ lười vận động và suy giảm trí nhớ

Trẻ Tây từ khi mới sinh đã có thể được tập dạn nắng, dạn gió bằng cách đưa đến công viên bằng xe nôi, cho làm quen với những tiếng động của cuộc sống xung quanh. Phụ huynh có thể tham khảo thêm những cách trẻ phương Tây vận động dưới đây để giúp con mình hứng thú hơn với hoạt động thể thao:
Tập cho trẻ thói quen vận động theo cách phương Tây
Vận động từ sớm

Trong khi bố mẹ Việt thường giữ con ở nhà, ít nhất trong tháng đầu, thì trẻ Tây ngay từ khi mới sinh đã có thể được đưa đến công viên bằng xe nôi và cho đi vẩy nước ở hồ bơi khi mới tầm 10 ngày tuổi. Theo các chuyên gia giáo dục và bác sĩ, nếu ngay từ nhỏ, trẻ được tắm nắng và vận động nhiều vào buổi sáng (trưa) thì não bộ của được kích thích thông qua sự tiếp xúc của năm giác quan để qua đó giúp các nơron thần kinh phát triển tối ưu.

Ngoài ra, trẻ Tây cũng không cần chờ đến khi biết đi mới vận động thể thao với các trò đá bóng, chạy nhảy... mà ngay từ 9-12 tháng tuổi, bé đã được làm quen với quả bóng. Việc được phụ huynh hỗ trợ bế lên, đá chân vào quả bóng, nhún nhảy nhịp nhàng giúp bé tăng cường sức khỏe của đôi chân.

Gần gũi với thiên nhiên

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã được khuyến khích gần gũi với thiên nhiên,được dạy cách thích ứng với mọi thời tiết mưa gió, tuyết rơi trong những điều kiện an toàn. Các kỳ nghỉ cùng gia đình ở các môi trường thiên nhiên, những công viên, bãi biển… thường xuyên được các gia đình tổ chức. Thế giới quan của trẻ vì thế rất rộng lớn và phong phú.

Ngoài ra, trẻ còn được cho đi chợ với mẹ hàng ngày, đi du lịch và đi dạo với ông bà, bố mẹ, tập thể dục thể thao ở các công viên lớn, vườn hoa. Việc này giúp trẻ hiểu biết xung quanh, thiên nhiên, cây cối, các con vật, tận hưởng ánh nắng sớm để duy trì vitamin D và sức đề kháng. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa ngoài thiên nhiên, thực chất là khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình.

Vui chơi, vận động theo nhóm

Hầu hết bố mẹ phương Tây đều cho rằng cần tạo điều kiện để giúp trẻ tăng cao mức độ nhận biết, thiết lập tình bạn từ độ tuổi còn rất bé. Việc hoạt động thể thao cùng nhau như đá bóng, chạy nhảy, xúc cát... cũng như làm quen với môi trường mới lạ làm cho các bé rất hứng thú. Trẻ chơi với nhau thân thiện, vui vẻ cho dù trước đó chúng chưa hề gặp, không tiếng cãi nhau, không cảnh tranh giành đồ chơi, không có tiếng khóc gọi bố, mẹ… Nhờ đó, trẻ phương Tây có kỹ năng làm việc theo nhóm rất tốt.

Theo http://doisong.vnexpress.net/

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Làm gì khi trẻ lười vận động?

Vận động thể dục thể thao thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Trẻ thường xuyên vận động sẽ có một hệ cơ xương vững chắc, phát triển chiều cao tối ưu, đồng thời tăng sức dẻo dai và sức chịu đựng, tránh nguy cơ thừa cân, béo phì. Thế nhưng nhiều trẻ không phải là vận động viên bẩm sinh hoặc vì một lí do nào đó khiến chúng ghét việc phải vận động thể thao. Lúc này bố mẹ cần làm gì?

>> Vai trò của vận động thường xuyên đối với sự phát triển của não bộ
>> Tập cho trẻ thói quen vận động theo cách phương Tây
>> 5 trò chơi vận động đơn giản giúp trẻ ngày càng linh hoạt
Làm gì khi trẻ lười vận động?
Chơi thể thao thường xuyên giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu
Việc đầu tiên bố mẹ cần làm là không nên chê trách trẻ vì tội lười biếng, không nên ép buộc trẻ phải vận động hoặc tham gia các hoạt động thể thao vì như thế sẽ càng làm cho trẻ chán ghét hoặc sợ hãi hơn. Với những tác động tích cực mà thể thao đem lại như đã nói ở trên, bạn cũng hãy cố gắng tìm hiểu tại sao con mình lại tỏ ra không hứng thú như vậy để có thể giúp trẻ giải tỏa những nỗi lo thầm kín hoặc hướng trẻ tham gia các hoạt động thú vị khác.

Vì sao trẻ không cảm thấy thích thú với các trò chơi vận động?

Những đứa trẻ khác nhau có những mức độ phát triển không giống nhau. Những đứa trẻ to con hay thấp trẻ hơn nhiều – hoặc vụng về hay không khỏe mạnh như các bạn – có thể cảm thấy tự ti và lúng túng. Trẻ cũng có thể sợ bị thương, bị đau hoặc lo rằng mình không theo kịp các bạn.

Các môn thể thao vận động thường có tính cạnh tranh cao. Là một vận động viên bất đắc dĩ, trẻ càng cảm thấy lo lắng hơn mỗi khi huấn luyện viên quát tháo ra lệnh hoặc đồng đội quá xem trọng chuyện thắng thua.

Ngoài ra, cũng có thể trẻ vẫn chưa tìm thấy môn thể thao phù hợp. Có thể con bạn phối hợp tay và mắt không đủ khéo léo để chơi bóng chày nhưng trẻ lại có động lực và tầm vóc để trở thành một động viên bơi lội, một vận động viên điền kinh, hoặc một tay đua xe đạp giỏi cũng nên. Và bên cạnh đó, ý tưởng về một môn thể thao cá nhân cũng có thể hấp dẫn hơn với một số trẻ có khuynh hướng muốn chơi độc lập.

Sẽ có rất nhiều lý do khiến bạn không thể đòi hỏi con mình phải thích hay không thích việc vận động thể thao như những đứa trẻ khác cùng trang lứa. Vì vậy, hãy cho con những lời khuyên chân thành về sức mạnh, khả năng cũng như tính khí của trẻ và tìm một hoạt động thật phù hợp với trẻ nhé!

Bố mẹ cần làm gì để giúp trẻ yêu thích vận động hơn?

Bố mẹ hãy cùng tham gia vận động với trẻ, dù là ném bóng vào rổ, bắt bóng đến lấm lem bùn đất cùng nhau thì bạn cũng đang tạo cơ hội cho con mình phát triển các kỹ năng và tăng cường thể lực trong một môi trường an toàn – nơi mà trẻ có thể thử (và có thể thất bại) những điều mới lạ mà không cần e ngại bị bạn bè đánh giá. Cùng lúc đó, cả gia đình cũng có được một khoảng thời gian thật hữu ích và thú vị, giúp các thành viên trong nhà hiểu và yêu thương nhau hơn.

Cởi mở, thoải mái và ủng hộ với hứng thú của con đối với các môn thể thao hay các hoạt động khác. Việc này có thể sẽ khó khăn nếu bạn chỉ yêu bóng rổ và muốn con bạn tiếp tục truyền thống đó. Nhưng bằng cách khai thác thêm lựa chọn khác, bạn sẽ đem đến cho con mình cơ hội phát triển những gì chúng thật sự yêu thích. Dù là ở lựa chọn nào đi nữa, bố mẹ cũng nên theo dõi, hướng dẫn hoặc giúp trẻ tìm một môi trường rèn luyện thú vị, an toàn cùng với bạn bè và huấn luyện viên.


(Nguồn tham khảo: Webtretho.com)

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Một số bài tập vận động cơ bản giúp trẻ sớm biết đi

Khoảng 9 đến 11 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu tập những bước đi đầu tiên. Ban đầu, trẻ còn khá vụng về và thường bám chặt lấy bàn tay bạn, sau quen dần, trẻ sẽ đi vững hơn. Lúc này, bạn có thể rèn luyện sự dẻo dai của cơ đùi cho trẻ qua những bài tập vận động cơ bản sau đây thì trẻ sẽ sớm biết đi hơn.

>> Bí quyết giúp trẻ tập những bước đi đầu tiên thêm vững chắc
Một số bài tập vận động giúp trẻ sớm biết đi
Trẻ rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ trong giai đoạn tập đi

- Dìu dắt, nâng đỡ trẻ đi từng bước một, nhưng không thúc đẩy hay kéo trẻ đi theo bạn, vì như thế sẽ dễ gây trật cổ tay hoặc xương vai của trẻ. Bạn cũng có thể thử đứng ở đằng sau, điều chỉnh hai cánh tay của bé. Tiếp đến, bạn có thể đặt hai chân bé lên hai chân mình và cùng chuyển động.

- Hạn chế bế trẻ, chỉ nên bế khi cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên để cho trẻ được tự do ngồi, nằm chơi

- Những khi bạn mặc quần áo, nên để cho trẻ được giữ trong tư thế đứng. Đứng nhiều sẽ giúp vùng cơ, xương chân của trẻ thêm rắn khỏe. Điều này là tiền đề tốt trong quá trình vận động tập đi của trẻ sau này.

- Bạn có thể đỡ cho trẻ đi hoặc cho trẻ vịn tay vào bàn, vào ghế để bắt đầu quá trình học đi. Bạn có thể chọn vị trí ở phía sau để đỡ trẻ, rồi từ từ thả tay ra khi trẻ đã tự đi được những bước nhỏ… Mặt khác, bạn cũng có thể khuyến khích trẻ đi bằng cách đưa ra một đồ vật trước mặt và đỡ tay để trẻ nhấc chân về phía trước mới lấy được đồ vật này.

- Tập cho trẻ lên, xuống cầu thang một cách an toàn. Nhiều trẻ thích bò lên cầu thang thay vì bước từng bước một. Cứ để cho trẻ được tự do khám phá cầu thang, bạn nên ở bên cạnh để trông chừng, đảm bảo trẻ luôn an toàn là được.

- Không nhất nhiết phải sử dụng xe tập đi để tập cho trẻ đi bởi trong thực tế, xe không giúp trẻ nhanh biết đi hơn, mà còn ảnh hưởng đến xương của trẻ, gián tiếp tác động xấu tới phát triển khả năng vận động của trẻ sau này.

Điều quan trọng nhất là bạn hãy luôn khuyến khích trẻ học đi. Bạn có thể chìa tay ra và cổ vũ trẻ đi từng đoạn đường ngắn một. Khi đã tự mình đi được, trẻ sẽ rất hứng thú và bạn cũng không phải mất công giúp đỡ trẻ nữa!


(Theo phununet.com)